NFT là gì?
NFT (Non Fungible Token) là token không thể bị thay thế. Hiểu đơn giản thì nó là một loại token được mã hóa trên blockchain để đại diện cho một tài sản duy nhất.
Về Token chúng ta có thể hiểu cơ bản là giống như các file dữ liệu, tệp tin được lưu trữ trên blockchain khác nhau như Ethereum, BSC hay Solana. Vì là các file dữ liệu, tệp tin trên các blockchain nên các thông tin về chủ sở hữu, những giao dịch của token đều được công khai minh bạch.
Còn Non Fungible – không thể bị thay thế tức là cùng một bức tranh, nhưng giống như các bức tranh bức tranh nàng Mona Lisa của danh họa Leonardo da Vinci ngoài đời thật và cho dù có rất nhiều bức tranh khác giống y nó thì cũng bị coi là giả. Tính không thể thay thế trong các tác phẩm điện tử NFT cũng tương tự.
Đặc tính nổi bật của NFT
Tính độc nhất
Do được code riêng ngay từ khi mới tạo ra nên mỗi NFT có một tính chất riêng khác biệt với các đồng NFT khác khiến cho NFT mang tính độc đáo, là yếu tố tạo nên giá trị cho nó.
Không thể bị giả mạo
Tất cả dữ liệu của một NFT đều được lưu trữ trên nền tảng blockchain thông qua hợp đồng thông minh (smart contract), không phụ thuộc vào bên thứ ba nào nên bất kỳ ai cũng có thể truy xuất nguồn gốc của người tạo ra nó.
Ngoài ra, do được mã hóa với chữ ký số của người tạo ra nên mỗi NFT sẽ luôn là bản gốc, là duy nhất và không thể bị giả mạo.
Không thể chia tách
Nếu như bạn mua một đồng Bitcoin hay ETH thì bạn có thể chia tách làm nhiều phần như 0.1 bit hay 0.2 eth và chúng vẫn có thể dùng để giao dịch được.
Nhưng đối với NFT thì không thể chia tách, nếu muốn giao dịch thì chỉ có giao dịch luôn 1 NFT đó. Điều này cũng giống như việc bạn bán một bức tranh thì phải bán cả bức chứ không thể chia nhỏ ra để bán cho nhiều người.
Hạn chế của NFT
- NFT vẫn còn rất mới: Chúng ta chưa biết nó sẽ phát triển như thế nào trong một vài năm hoặc vài thập kỷ tới. Nicholas Weaver – Giáo sư khoa học máy tính tại UC Berkeley cho rằng cơn sốt NFT hiện tại là “cơn cuồng đầu cơ thuần túy” và chỉ như bong bóng đang chờ nổ.
- Thanh khoản kém: Tổng khối lượng giao dịch của NFT từ trước tới nay chỉ rơi vào khoảng $300 triệu. Nếu so sánh thì con số này chỉ bằng 0.1% khối lượng giao dịch giao của tiền điện tử trong 1 ngày.
- Việc định giá khá cảm tính: Đây cũng do bản chất của việc sưu tầm là theo sở thích, cảm quan của từng người.
- Hiện nay, đa phần NFT được xây dựng trên blockchain Ethereum. Do bản chất phức tạp của nó, hiệu năng hệ thống bị ảnh hưởng đáng kể và tốn nhiều phí gas của người dùng. Các giao dịch liên quan đến NFT cũng tạo ra lượng khí thải carbon khổng lồ.
- NFT không hoàn toàn miễn nhiễm với gian lận và trộm cắp. Về lý thuyết, bất kỳ ai cũng có thể tạo NFT từ bất cứ thứ gì trên internet (hình ảnh, một dòng tweet,…) nên dễ xảy ra tình trạng ai đó biến một thứ không thuộc quyền sở hữu của họ thành NFT và rao bán nó mà không bị nghi ngờ.
- Giống như tiền điện tử, NFT có thể bị đánh cắp. Nếu bạn giữ NFT của mình trên sàn giao dịch, hãy đảm bảo rằng bạn đã bật xác thực hai yếu tố. Nếu đã mua NFT giá trị cao, bạn có thể cân nhắc lưu trữ nó ở các ví lạnh có hỗ trợ.
Giá trị của NFT
- Giá trị đảm bảo, chứng thực: Bằng tài sản thật và được bảo đảm.Ví dụ: Tác phẩm âm nhạc được nhà phát hành đảm bảo nó là duy nhất. Tất nhiên, nó sẽ chỉ có một trong game thì tạo ra độ hiếm của vật phẩm và làm tăng giá trị vật phẩm lên.
- Tính ứng dụng: Ứng dụng trong việc lưu trữ, đảm bảo sự tín nhiệm.
- Tạo ra giá trị nhờ sự kì vọng: Chủ yếu phụ thuộc vào sự kì vọng tăng giá của người mua và trong tương lai sẽ giúp nhà đầu tư có lãi.
Ứng dụng của NFT
Nhờ các đặc tính kể trên mà token NFT được ứng dụng đa dạng vào nhiều lĩnh vực. NFT có thể là bất cứ thứ gì tồn tại dưới dạng kỹ thuật số (như tranh vẽ, album nhạc, phim,…).
Nghệ thuật
Hiện tại, khi nhắc đến NFT, người ta thường nghĩ ngay đến các tác phẩm nghệ thuật số như tranh vẽ, video, bài hát,… Nguyên nhân là do những cuộc đấu giá các tác phẩm nghệ thuật số có giá trị lên tới hàng nghìn đô thời gian qua.
Trong lĩnh vực nghệ thuật, các nghệ sĩ thường xuyên phải đối mặt với vấn đề liên quan đến bảo vệ bản quyền. NFT được thiết kế để trao cho các nghệ sĩ đó một thứ mà người khác không thể sao chép được. Đó là quyền sở hữu tác phẩm.
Đối với người mua, đây có thể được xem là hành động ủng hộ về mặt tài chính cho các nghệ sĩ bạn yêu thích. Mua NFT mang lại cho bạn cơ hội sở hữu một tác phẩm nghệ thuật mà có thể rất khó sở hữu ở ngoài đời vì lý do địa lý, bảo quản, vận chuyển,… Đồng thời, mua và bán các sản phẩm nghệ thuật NFT cũng giúp tăng thanh khoản cho một số lĩnh vực vốn có thanh khoản rất thấp.
Gaming
NFT cũng có thể được sử dụng để đại diện cho các nhân vật/vật phẩm trong trò chơi, chẳng hạn như các con vật, mảnh đất kỹ thuật số,… Và nó hoàn toàn thuộc quyền sở hữu người dùng thay vì nhà phát triển trò chơi. NFT cho phép các vật phẩm game này được giao dịch trên sàn giao dịch của bên thứ ba mà không cần sự cho phép của nhà phát triển.
Ví dụ: Vào tháng 2/2021, Axie Infinity đã bán được $1.5 triệu cho chín lô đất kỹ thuật số của mình; một chú mèo dễ thương trong CryptoKitties được bán với giá $200,000.
Thẻ giao dịch điện tử
Bạn có thể hình dung nó cũng tương tự như một bộ sưu tập thẻ vật lý. Tuy nhiên ở định dạng kỹ thuật số hoàn toàn.
Ví dụ: NBA Top Shots là một ứng dụng cho phép người dùng sưu tầm các khoảnh khắc trong thể thao dưới dạng một thẻ bài hoặc video clip ngắn. Thay vì in trên thẻ, đoạn clip đó được mã hóa và lưu trữ trên blockchain.
Vào tháng 2/2021, thẻ LeBron James slam dunk NFT trên nền tảng này đã được bán với giá $208,000.
Điện ảnh
Vào tháng 5 năm 2018, 20th Century Fox hợp tác với Atom Tickets và phát hành các áp phích kỹ thuật số phiên bản giới hạn của Deadpool 2 để quảng cáo cho bộ phim. Chúng có sẵn ở Opensea.io và sàn giao dịch GFT.
Vào tháng 3 năm 2021, phim tài liệu được đề cử giải Oscar của Adam Benzine Claude Lanzmann: Spectre of the Shoah trở thành bộ phim điện ảnh, phim tài liệu và phim được đề cử Giải Oscar đầu tiên được mã hóa và bán đấu giá dưới dạng NFT thông qua nền tảng Rarible.
Một số dự án khác trong ngành điện ảnh cũng tuyên bố sẽ sử dụng NFT bao gồm bộ sưu tập tác phẩm nghệ thuật độc quyền được phát hành cho Godzilla vs Kong. Đạo diễn Kevin Smith cũng thông báo vào tháng 4 năm 2021 rằng bộ phim kinh dị sắp tới của ông, Killroy Was Here, sẽ được phát hành dưới dạng NFT.
Thể thao
NFT cũng đã được sử dụng trong thể thao. Vào tháng 9/2019, cầu thủ NBA Spencer Dinwiddie đã mã hóa hợp đồng của mình để những người khác có thể đầu tư vào nó.
Thời trang
Vào năm 2019, Nike đã có được bằng sáng chế cho phép họ sử dụng công nghệ blockchain để gắn các tài sản kỹ thuật số được bảo mật bằng mật mã dưới dạng NFT vào các sản phẩm vật lý. Chẳng hạn như một đôi giày thể thao, dưới tên “CryptoKicks”.
Học thuật
Vào tháng 5/2021, đại học UC Berkeley thông báo rằng họ sẽ bán đấu giá NFTs để tiết lộ bằng sáng chế cho hai phát minh đoạt giải Nobel: chỉnh sửa gen CRISPR-Cas9 và liệu pháp miễn dịch ung thư.
Trường đại học vẫn sẽ tiếp tục sở hữu các bằng sáng chế cho những phát minh này. Còn các NFT sẽ được liên kết đến các tài liệu số hóa trực tuyến, các biểu mẫu nội bộ và tài liệu ghi lại những phát hiện nghiên cứu ban đầu.
Đối với người mua, đây có thể được xem là hành động ủng hộ về mặt tài chính cho các nghệ sĩ bạn yêu thích. Mua NFT mang lại cho bạn cơ hội sở hữu một tác phẩm nghệ thuật mà có thể rất khó sở hữu ở ngoài đời vì lý do địa lý, bảo quản, vận chuyển,… Đồng thời, mua và bán các sản phẩm nghệ thuật NFT cũng giúp tăng thanh khoản cho một số lĩnh vực vốn có thanh khoản rất thấp.
Gaming
NFT cũng có thể được sử dụng để đại diện cho các nhân vật/vật phẩm trong trò chơi, chẳng hạn như các con vật, mảnh đất kỹ thuật số,… Và nó hoàn toàn thuộc quyền sở hữu người dùng thay vì nhà phát triển trò chơi. NFT cho phép các vật phẩm game này được giao dịch trên sàn giao dịch của bên thứ ba mà không cần sự cho phép của nhà phát triển.
Ví dụ: Vào tháng 2/2021, Axie Infinity đã bán được $1.5 triệu cho chín lô đất kỹ thuật số của mình; một chú mèo dễ thương trong CryptoKitties được bán với giá $200,000.
Thẻ giao dịch điện tử
Bạn có thể hình dung nó cũng tương tự như một bộ sưu tập thẻ vật lý. Tuy nhiên ở định dạng kỹ thuật số hoàn toàn.
Ví dụ: NBA Top Shots là một ứng dụng cho phép người dùng sưu tầm các khoảnh khắc trong thể thao dưới dạng một thẻ bài hoặc video clip ngắn. Thay vì in trên thẻ, đoạn clip đó được mã hóa và lưu trữ trên blockchain.
Vào tháng 2/2021, thẻ LeBron James slam dunk NFT trên nền tảng này đã được bán với giá $208,000.
Điện ảnh
Vào tháng 5 năm 2018, 20th Century Fox hợp tác với Atom Tickets và phát hành các áp phích kỹ thuật số phiên bản giới hạn của Deadpool 2 để quảng cáo cho bộ phim. Chúng có sẵn ở Opensea.io và sàn giao dịch GFT.
Vào tháng 3 năm 2021, phim tài liệu được đề cử giải Oscar của Adam Benzine Claude Lanzmann: Spectre of the Shoah trở thành bộ phim điện ảnh, phim tài liệu và phim được đề cử Giải Oscar đầu tiên được mã hóa và bán đấu giá dưới dạng NFT thông qua nền tảng Rarible.
Một số dự án khác trong ngành điện ảnh cũng tuyên bố sẽ sử dụng NFT bao gồm bộ sưu tập tác phẩm nghệ thuật độc quyền được phát hành cho Godzilla vs Kong. Đạo diễn Kevin Smith cũng thông báo vào tháng 4 năm 2021 rằng bộ phim kinh dị sắp tới của ông, Killroy Was Here, sẽ được phát hành dưới dạng NFT.
Thể thao
NFT cũng đã được sử dụng trong thể thao. Vào tháng 9/2019, cầu thủ NBA Spencer Dinwiddie đã mã hóa hợp đồng của mình để những người khác có thể đầu tư vào nó.
Thời trang
Vào năm 2019, Nike đã có được bằng sáng chế cho phép họ sử dụng công nghệ blockchain để gắn các tài sản kỹ thuật số được bảo mật bằng mật mã dưới dạng NFT vào các sản phẩm vật lý. Chẳng hạn như một đôi giày thể thao, dưới tên “CryptoKicks”.
Học thuật
Vào tháng 5/2021, đại học UC Berkeley thông báo rằng họ sẽ bán đấu giá NFTs để tiết lộ bằng sáng chế cho hai phát minh đoạt giải Nobel: chỉnh sửa gen CRISPR-Cas9 và liệu pháp miễn dịch ung thư.
Trường đại học vẫn sẽ tiếp tục sở hữu các bằng sáng chế cho những phát minh này. Còn các NFT sẽ được liên kết đến các tài liệu số hóa trực tuyến, các biểu mẫu nội bộ và tài liệu ghi lại những phát hiện nghiên cứu ban đầu.
Mục đích của việc này là để huy động tiền cho hoạt động nghiên cứu của trường và tưởng nhớ đến những tác giả ban đầu của 2 giải Nobel trên. NFT này đã được bán vào ngày 8/6/2021 với giá 22 ETH (khoảng $55,000).
NFT & NFT Game và Crypto
NFT khác gì với cryptocurrency?
Vì đều gọi là token nên nhiều nhà đầu tư hay nhầm tưởng NFT cũng giống như các token khác trên thị trường cryptocurrency. Tuy rằng cũng có vài điểm tương tự nhưng về bản chất, NFT hoàn toàn khác so với các coin/token thông thường.
- NFT hoàn toàn độc nhất không trùng lặp. Đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất nếu so sánh với các token thông thường. Ví dụ như một Bitcoin (BTC) lưu trữ trên ví của các nhà đầu tư đều giống nhau, tức là 1 BTC trong ví của bạn không có gì khác biệt với 1 BTC trong ví của mình. Trong khi đó, NFT lại không trùng lặp với nhau.
- NFT không thể chia thành những đơn vị nhỏ hơn giống như BTC hay ETH và cũng không thể hoán đổi cho nhau giống như đồng coin.
- Sở hữu NFT cũng tương tự việc bạn sưu tầm món đồ nào đó và hy vọng giá trị của chúng sẽ tăng dần theo thời gian. Tất nhiên là việc sưu tầm của mỗi người hoàn toàn không giống nhau, sẽ phụ thuộc vào sở thích và đánh giá của từng người.
NFT game khác gì các NFT thông thường?
Thường trong các game truyền thống, người phát hành sẽ là người cung cấp và bán các vật phẩm trong game. Để sở hữu các vật phẩm giới hạn này, bạn cần nạp tiền vào game để mua chúng. Nhưng quyền sở hữu trên thực tế vẫn là của nhà phát hành. Ngoài ra, vật phẩm của bạn có thể bị mất nếu máy chủ có vấn đề hoặc tài khoản bị hack.
Chính điều này tạo ra sự khác biệt với các game trên blockchain ứng dụng NFT do vật phẩm của bạn sở hữu đã được gán với một token. Token này hoàn toàn là duy nhất và đảm bảo tính sở hữu riêng biệt.
Bạn là chủ sở hữu của nó và có thể giao dịch trên các sàn như bình thường. Nhưng các vật phẩm này sẽ được lưu trữ lại sau đó không thể thay đổi hoặc biến mất. Chính điều này đã tạo ra sức hút, giá trị cho các game NFT mới hiện nay như Axie Infinity, My DeFi Pet,…
Hiểu một cách đơn giản, NFT game là sự kết hợp giữa NFT và một blockchain game.
Tuy cũng là một dạng NFT, nhưng NFT game vẫn có sự khác biệt với các NFT khác như sau:
- Đặc trưng rõ rệt nhất chính là các nhân vật/vật phẩm trong game được thể hiện dưới dạng NFT và hoàn toàn độc nhất. Không giống với bất kỳ nhân vật/vật phẩm nào khác trong chính game đó và tất nhiên, càng không giống với các NFT khác.Ví dụ: Axie Infinity là game thu thập, lai tạo, nhân giống, trao đổi các sinh vật gọi là Axie. Mỗi con Axie này chính là một NFT, tức là không có con Axie nào giống con Axie nào.
- Mỗi dự án NFT game thường sở hữu token riêng của nó. Người chơi nắm giữ các token này có thể tham gia bỏ phiếu để xây dựng giao diện game, mua vật phẩm,… hoặc giao dịch như một token bình thường trên các sàn có niêm yết nó.Ví dụ: Axie Infinity có token là AXS. AXS là một Governance Token dùng để quản trị và chi phối thế giới game. Bạn có thể stake token và thực hiện các nhiệm vụ để có thể tham gia bầu cử trong game hoặc nhận phần thưởng. Ngoài ra, AXS còn đóng vai trò là một công cụ thanh toán trong game.
- Có nhiều cách khác nhau để tạo ra lợi ích từ NFT game. Với NFT game ngoài việc mua bán các nhân vật/vật phẩm game mình sở hữu. Bạn còn có thể chuyển nhượng chúng để mang lại lợi ích trên các trò chơi được kết nối với nhau hoặc đổi thành tiền điện tử hoặc các tài sản kỹ thuật số khác.
- Cho thuê tài sản của mình để kiếm lợi nhuận. Ví dụ: Trong Axie Infinity, bạn hoàn toàn có thể cho thuê khu đất mình sở hữu và gia tăng giá trị của nó bằng cách thu hoạch tài nguyên, tổ chức các sự kiện trong trò chơi như buổi hòa nhạc, trưng bày nghệ thuật,… tương tự như trong thế giới thực.
- Chơi game để nhận token thưởng cũng là một cách gia tăng thu nhập. Các token này sau đó có thể giao dịch trên các sàn giao dịch tiền điện tử. Bạn chơi càng hay, thứ hạng càng cao, hoạt động tích cực,… thì càng nhanh hòa vốn và có lời.
- Một cách khác nữa là nhận cổ tức. Ví dụ: Mua đường đua ở dạng NFT trong game F1:Delta Time, bạn sẽ có thể nhận được cổ tức từ những cuộc đua diễn ra trên đường đua này.
- Có thể sản sinh ra lợi nhuận nhiều hơn, nhất là khi chơi game. Bạn có thể nâng cấp cho NFT bằng cách sưu tầm nhiều vật phẩm hiếm để nâng cao giá trị NFT của mình. Kể cả không có người mua NFT đó thì bạn vẫn có thể thu về phần lợi nhuận khi chơi game. Và điều này chỉ có NFT gaming có mà NFT thường không có.
Mua bán NFT như thế nào?
Trước khi bắt đầu mua NFT, có bốn điều bạn cần cân nhắc như sau:
- Bạn định mua NFT ở nền tảng nào?
- Bạn cần tải xuống ví nào để kết nối với nền tảng và mua NFT?
- Loại tiền điện tử bạn cần nạp vào ví là gì để mua NFT đó?
- NFT bạn muốn mua có phải là bản giới hạn hay có quy định gì về thời gian mở bán hay không?
Thực chất, một số NFT chỉ có sẵn trên một số nền tảng cụ thể.
Mỗi nền tảng sẽ có quy định khác nhau. Về cơ bản, các bước mua bán NFT bao gồm:
- Tạo một ví tiền điện tử để mua và lưu trữ NFT.
- Kết nối ví với nền tảng bán NFT. Khi thanh toán, hãy để ý phí giao dịch vì nhiều lúc nó còn cao hơn tiền NFT mà bạn định mua.
Dưới đây là một vài nền tảng mua bán NFT uy tín mà bạn có thể tham khảo:
- OpenSea
- Rarible
- SuperRare
- Nifty Gateway
- Foundation
- Axie Marketplace
- BakerySwap
- NFT ShowRoom
- VIV3
- Sau khi thanh toán, các NFT này sẽ được chuyển về ví của bạn.
- Nếu muốn bán NFT mình đang sở hữu, với các ví có tích hợp cả Dapp sàn giao dịch NFT thì bạn có thể định giá đặt lệnh bán ngay, hoặc chờ tới thời điểm thích hợp rồi thực hiện giao dịch.
Làm thế nào để đánh giá dự án NFT?
Trong đầu tư, ngoại trừ trường hợp với mục đích sưu tầm NFT để giải trí thì chúng ta đều mong có lợi nhuận. Vì vậy khi xem các dự án cần đánh giá bản chất họ đang làm gì, vốn hoá là bao nhiêu, team Dev có thật sự làm việc chăm chỉ tạo ra sản phẩm tốt hay không, backers là ai,…
Nếu thậm chí là người chuyên nghiệp bạn còn có thể kiểm tra code, smart contract,… để đưa ra nhận định về tiềm năng thật sự.
Có thể kiếm tiền từ trend NFT như thế nào?
Tạo ra các tác phẩm NFT
- Tạo ra các tác phẩm trên nhiều nền tảng: OpenSea, Rarible, BakerySwap…và giao bán.
- Nhận tiền hoa hồng cho mỗi lần NFT đó được bán lại hoặc đổi chủ.
Tất nhiên đó là nếu bạn có khả năng nghệ thuật cũng như kinh doanh, kèm chút may mắn thì tác phẩm của mình có thể thành công.
Giao dịch NFT
Bạn cũng có thể kiếm lợi nhuận từ NFT mà không cần phải tạo ra chúng. Một số người coi NFT như token bình thường. Bằng cách chúng ta mua một NFT mà bạn thấy có tiềm năng sinh lời từ sớm và chờ cơ hội tăng giá rồi sẽ bán.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng điều ngược lại cũng có thể xảy ra với khoản đầu tư của bạn. Vấn đề nằm ở tính đặc thù về sở hữu của mỗi NFT, việc này có thể khiến tác phẩm hoặc các token NFT khác có giá cao hơn hẳn tại từng thời điểm fomo.
Tác phẩm này từng được bán với giá 69 triệu đô tại một buổi đấu giá. Nhưng hiện tại mình cũng không biết giá trị của nó là bao nhiêu. Thực tế thì nói đến nghệ thuật hay điện ảnh, vật phẩm chúng ta cũng khó để xác định “giá trị thực” hoặc “giá cơ sở” của nó. Điều nên là chúng ta không nên fomo quá đà giống các token bình thường, mọi điều có thể dẫn tới đu đỉnh và về bờ NFT thực sự khó khăn hơn token bình thường rất nhiều.
Đầu tư vào token của các dự án
Việc đầu tư vào các NFT token của các dự án có thể sẽ mang lại tiềm năng lợi nhuận lớn trong tương lai.
Hiện các NFT token trên được niêm yết trên nhiều sàn giao dịch lớn như Binance, Huobi, Uniswap, Bithumb,…
Việc phân tích hướng đầu tư các token này như thế nào cũng một phần tương tự. Từ việc đánh giá token này thuộc dự án nào, sự cần thiết và những cơ hội sinh lời nào có thể cho chúng ta trong thị trường.
Chơi game
Bạn hoàn toàn có thể kiếm lợi nhuận từ NFT game. Thậm chí còn có rất nhiều cách khác nhau cho bạn lựa chọn hoặc sử dụng cùng lúc để tối ưu hóa lợi nhuận.
Bạn có biết khi đại dịch Covid-19 xảy ra ở Philipines, những người dân ở đây đã chơi Axie Infinity và một vài NFT game khác để kiếm tiền không? Họ cho biết việc chơi NFT game không chỉ là để giải trí mà nó còn giúp họ có tiền duy trì các nhu cầu hàng ngày, thanh toán hóa đơn, trả nợ,… khi đại dịch khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Nhưng thực tế rằng trend này diễn ra khá ít. Giống như 2017 có CryptoKitties và 2021 có Axie Infinity. Tất nhiên các dự án khác cũng có nhiều cơ hội tăng trưởng nhưng có lẽ không nhiều người bắt được trend đúng.
Tóm lại, có rất nhiều cách để kiếm tiền từ trend NFT và nó sẽ khác nhau tùy theo từng người.
Tiêu chuẩn để thiết kế NFT
Có 2 tiêu chuẩn để thiết kế NFT trên các máy ảo của Ethereum, bao gồm ERC-721 và ERC-1155.
Một số tính năng của ERC-721 bao gồm:
- Chuyển NFT sang các tài khoản khác nhau hoặc đổi NFT để lấy các loại tiền tệ khác (ví dụ như BNB, SOL, AVAX,…)
- Xác định tổng cung của một bộ sưu tập NFT trên một blockchain
- Tìm được chủ sở hữu của tài sản NFT
ERC-1155 là một tiêu chuẩn được đội ngũ đứng sau công ty về NFT Enjin tạo ra. Nó giải quyết một số vấn đề của ERC-721, ví dụ như:
- Với ERC-1155, nhiều NFTs có thể được chuyển đổi cùng một lúc với nhau, thay vì chỉ được mint/chuyển từng NFT một, từ đó giúp tiết kiệm phí gas khi người dùng thực hiện các giao dịch với NFT
- ERC-1155 hỗ trợ cả token có thể hoán đổi và không thể hoán đổi (tức NFT). Điều này có ý nghĩa rất lớn với các games sử dụng blockchain bởi nó cho phép nhà sản xuất thiết lập hệ thống thanh toán cho các fungible token (theo chuẩn ERC-20) và NFTs trên cùng một địa chỉ và một hợp đồng thông minh
- Đặc biệt hơn, ERC-1155 cho phép tạo ra semi-fungible tokens, tức là những tokens này sẽ tồn tại ở dạng fungible tokens trong một khoảng thời gian trước khi bị chuyển đổi thành NFT. Ví dụ, một vé xem ca nhạc có thể được phát hành lần đầu ở dạng fungible tokens để người dùng có thể dễ dàng chuyển đổi và thực hiện các giao dịch với chúng; tuy nhiên khi buổi ca nhạc kết thúc, chiếc vé này sẽ biến thành NFT, một vật phẩm lưu niệm với chủ sở hữu của nó
- Cuối cùng là, trong tiêu chuẩn ERC-1155, nếu một NFT bị chuyển tới nhầm địa chỉ của một hợp đồng thông minh không có hàm nhận/trả NFT thuộc tiêu chuẩn này, NFT sẽ được tự động hoàn trả lại về ví của người gửi, nhưng đối với lỗi tương tự khi xảy ra ở tiêu chuẩn ERC-721, NFT có khả năng bị khóa vĩnh viễn trong hợp đồng thông minh
Những rủi ro cần biết
Trong bất kì một mô hình đầu tư nào cũng luôn tồn tại rủi ro, và bạn cần ý thức rõ điều này. Hãy nhớ phải luôn DYOR – Do Your Own Research, nghiên cứu thật kĩ trước khi xuống tiền cho một loại tài sản đầu tư nào đó, đặc biệt là với NFT. Bởi vì mỗi NFT có một giá trị riêng biệt và cách định giá NFT hoàn toàn phụ thuộc vào cảm quan của mỗi người, thanh khoản cho NFT sẽ không dồi dào như các loại tiền mã hóa khác, nơi mà mỗi token đều có giá trị tương tự nhau. Một số tiêu chí bạn có thể cân nhắc để đánh giá một dự án NFT là:
- Lượng người theo dõi và tương tác trên Twitter
- Số lượng thành viên trong nhóm Discord
- Mức độ và nội dung tương tác giữa các thành viên trong Discord
- Use cases của NFT (để dùng trong game, để nhận token/lợi nhuận từ nguồn quỹ thu được nhờ bán NFT,…)
Hy vọng bài viết này của mình đã giúp các bạn nắm được những thông tin cơ bản để hiểu NFT là gì và sự độc đáo, khác biệt của NFT so với những đồng coin khác. Tiềm năng trong tương lai của NFT là rất lớn trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Hãy cùng TheCryptoStories trao dồi kiến thức để có một khởi đầu thuận lợi khi bắt đầu tham gia vào thị trường này nhé !
Đọc thêm:
Để lại phản hồi cho bài viết này