Hướng Dẫn PTKT

Indicator là gì? Các chỉ báo phổ biến trong PTKT

Đối với những bạn học phân tích kỹ thuật chắc hẳn đã từng nghe qua Indicator – chỉ báo kĩ thuật. Đó là các chỉ báo giúp đỡ chúng ta rất nhiều trong việc xác định xu hướng, tìm kiếm điểm vào lệnh hợp lý. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé !

Indicator là gì?

Indicator (Technical Indicator) – chỉ báo kĩ thuật là công cụ quan trọng dùng để tìm ra xu hướng thị trường, các vùng kháng cự hỗ trợ quan trọng, độ mạnh yếu của xu hướng,… Từ đó cho chúng ta các điểm vào lệnh hợp lý, điểm chốt lời là chốt lỗ nhằm tối ưu lợi nhuận.

Indicator có thể là bao gồm một thành phần như đường thẳng, một đường cong bám theo giá hay gồm nhiều thành phần khác nhau,… Indicator được hình thành dựa trên dữ liệu trong quá khứ mà giá trị của nó được tạo thành bằng các phép toán khác nhau từ các dữ liệu về khối lượng hoặc giá cả của các tài sản tài chính trong lịch sử.

Các nhóm Indicator phổ biến

4 nhóm chỉ báo phổ biến thường được các trader kết hợp trong 1 chart để phân tích :

  • Chỉ Báo Xu Hướng
  • Chỉ Báo Biến Động
  • Chỉ Báo Động Lượng
  • Chỉ Báo Volume

Chỉ báo Xu Hướng

Nhóm chỉ báo xu hướng giúp các nhà giao dịch xác định xu hướng tăng giảm hoặc sideways của giá. Các chỉ báo này thường di chuyển theo giá và không bị giới hạn bởi ĐỈNH và ĐÁY trong quá khứ.

Một số chỉ báo xác định xu hướng có thể kể đến là:

  • Chỉ báo ​​Mây Ichimoku
  • Chỉ báo các đường trung bình động Moving Average (MA)
  • Chỉ báo Parabolic SAR

Chỉ báo Biến Động

Chỉ báo biến động được xem là thước đo tiêu chuẩn giúp các trader có thể xác định được độ biến động của tài sản (cặp giao dịch) một cách hiệu quả. Đồng thời, trader có thể tận dụng tín hiệu quan trọng này để tìm entry tốt, mang lại cơ hội giao dịch và lợi nhuận cao.

Một số chỉ báo đo lường biến động có thể kể đến là:

  • Chỉ báo Directional Movement Index (DMI)
  • Chỉ báo Average True Range (ATR)
  • Chỉ báo Bollinger Bands (BB)

Chỉ báo Động Lượng

Là chỉ báo được nhiều trader sử dụng để hiểu rõ hơn về biến động của tài sản, xác định được. Các chỉ báo động lượng nhằm mục đích đo lường tốc độ tăng hoặc giảm giá. Các chỉ báo này thường được sử dụng cho phân tích ngắn hạn, giúp nhà giao dịch tìm kiếm lợi nhuận từ các đợt biến động giá cao. Thông thường các chỉ báo động lượng sẽ cho các tín hiệu phân kì đảo chiều hoặc tiếp diễn xu hướng chính.

Một số chỉ báo đo lường động lượng có thể kể đến là:

  • Chỉ báo Relative Strength Index (RSI)
  • Chỉ báo Moving Average Convergence Divergence (MACD)
  • Chỉ báo Stochastic (Stoch)

Chỉ báo Volume

Chỉ báo volume cho thấy sự thay đổi của khối lượng giao dịch theo thời gian. Thông tin này rất hữu ích vì khối lượng giao dịch hiển thị xu hướng hiện tại mạnh mẽ như thế nào. Ví dụ, nếu giá tăng và khối lượng lớn thì xu hướng này là mạnh và có nhiều khả năng sẽ kéo dài hơn. Đọc thêm về chỉ báo volume.

Nên sử dụng indicator nào?

Mỗi chỉ báo đều sẽ có những đặc điểm và công dụng riêng. Vì thế, bạn cần đầu tư thời gian và công sức của mình để tìm ra chỉ báo phù hợp cho mình, không nên sử dụng bừa bãi các chỉ báo khi chưa hiểu rõ công dụng của nó.

Một số lưu ý khi giao dịch với indicator

  • Rất nhiều trader thích sử dụng các chỉ báo chiến lược – những chỉ báo có sẵn điểm Buy và Sell. Và phụ thuộc vào nó quá nhiều, cũng như quyết định ra vào lệnh dựa vào các tín hiệu này mà không kèm theo các yếu tố khác. Theo một số nghiên cứu của cá nhân mình thì nếu bạn đánh theo chỉ báo chiến lược này với R:R là 1:1 thì trên 70% bạn sẽ thua lỗ. Hơn nữa, nếu thật sự có chỉ báo thật sự “ngon” đem lại lợi nhuận cao thì chắc chắn người tạo ra nó sẽ không để bạn sử dụng nó miễn phí.
  • Hầu hết các chỉ báo đều sẽ được hình thành từ các công thức tính khác nhau vì thế Indicator có thể cho những tín hiệu đối lập nhau hay còn gọi là xung đột tín hiệu. Khi đó nếu không phải là một nhà phân tích chuyên nghiệp bạn có thể bị rối mà không đưa ra được lựa chọn chính xác.
  • Mỗi chỉ báo đều sẽ có xác suất đúng sai khác nhau vì thế, chỉ luyện tập thôi là chưa đủ. Để trở thành một pro trader cam hiểu về các chỉ báo bạn cần tiến hành các nghiên cứu để tìm xem mức độ chính xác của một chỉ báo ở mức nào. Không nên một vài tín hiệu đúng trước mắt mà nghĩ chỉ báo này là “chén thánh” và tin tưởng tuyệt đối vào nó.
  • Để kết quả phân tích được tối ưu, theo mình hãy chỉ dụng dưới 4 chỉ báo cho một bài phân tích. Quá nhiều chỉ báo chỉ khiến bạn bị rối khi các chỉ báo xảy ra xung đột.

Tổng kết

Hiểu rõ bản chất cũng như cách sử dụng indicator giúp bạn nhanh chóng nắm bắt và tìm kiếm cho mình phương pháp, chiến lược giao dịch thành công.

Hãy theo dõi  Phân Tích Kỹ Thuật (PTKT) của TheCryptoStories để cập nhập thêm kiến thức về các bài phân tích kỹ thuật khác cũng như các kiến thức để phân tích thị trường tiền điện tử nữa nhé. Chúc anh em thành công !

Để lại phản hồi cho bài viết này

  • Rating