Ngân hàng Trung ương Nga đã chỉ đạo một lệnh cấm toàn diện đối với hoạt động khai thác và kinh doanh tiền điện tử trong nước.
Cụ thể, trong một báo cáo được đưa ra hôm thứ Năm với tiêu đề “Tiền điện tử: Xu hướng, rủi ro và biện pháp”, ngân hàng trung ương đã so sánh tiền điện tử như trò lừa đảo Ponzi và kêu gọi cấm mọi hình thức sử dụng chúng trên khắp nước Nga.
Theo báo cáo, tiền điện tử có bản chất rất dễ biến động và đang được sử dụng cho các hoạt động bất hợp pháp. bản báo cáo cũng cảnh báo rằng tiền điện tử có thể gây rủi ro cho chủ quyền tài chính và có thể hỗ trợ mọi người rút tiền ra khỏi nền kinh tế quốc gia.
“Rủi ro tiềm ẩn về sự ổn định tài chính liên quan đến tiền điện tử cao hơn nhiều đối với các thị trường mới nổi, bao gồm cả Nga.”
Trích Nội dung của bản báo cáo
Ngân hàng trung ương Nga đã ra lệnh cấm hoàn toàn đối với các quầy OTC, các sàn giao dịch tiền điện tử cũng như các sàn p2p. Bên cạnh đó, họ cũng kêu gọi củng cố lệnh cấm thanh toán tiền điện tử và đưa ra hình phạt nghiêm khắc đối với bất kỳ vi phạm nào.
Báo cáo của ngân hàng trung ương đề xuất thêm một lệnh cấm khai thác tiền điện tử hoàn toàn trong nước, tuyên bố rằng các hoạt động khai thác tạo ra nguồn cung mới, dẫn đến nhu cầu đối với các dịch vụ tiền điện tử khác như sàn giao dịch. Khai thác tiền điện tử có thể làm ô nhiễm môi trường, cũng như làm gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng của Nga.
“Khai thác tiền điện tử tạo ra chi phí điện phi sản xuất, làm suy yếu việc cung cấp năng lượng cho các tòa nhà dân cư, cơ sở hạ tầng xã hội và các đối tượng công nghiệp, cũng như chương trình nghị sự về môi trường của Liên bang Nga.”
Nga đã trở thành trung tâm khai thác Bitcoin lớn thứ ba sau lệnh cấm khai thác tiền điện tử ở Trung Quốc vào tháng 5/2021. Nếu được thông qua, đề xuất mới nhất về lệnh cấm toàn diện ở Nga có thể dẫn đến một sự sắp xếp lại bản đồ khai thác tiền điện tử của thế giới.
Theo báo cáo của Bloomberg, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) là nhân tố thúc đẩy lệnh cấm. Cơ quan này đã vận động thống đốc ngân hàng trung ương Elvira Nabiullina theo đuổi đường lối cứng rắn.
Báo cáo chỉ ra FSB đang lo lắng về việc ngày càng có nhiều nguồn tài trợ không thể theo dõi được cho các đảng và kênh truyền thông đối lập thông qua tiền điện tử.
Thời hạn nhận xét và thảo luận từ các bên quan tâm cho đề xuất trên là ngày 1/3/2022.
Ngay sau khi đề xuất trên được đưa ra, giá Bitcoin đã giảm mạng hơn 5%, xuống mức thấp 39.502 USD trước khi tăng nhẹ về vùng 40.000 USD, theo Coingecko.
Ngân hàng trung ương của Nga đã hoài nghi về tiền điện tử trong một thời gian khá dài. Tuy nhiên, sự quan tâm và hiểu biết của tổng thống Vladimir Putin về tiền điện tử khiến một số người tin rằng chính phủ Nga có thể chọn điều chỉnh ngành công nghiệp này hơn là cấm chúng.
Để lại phản hồi cho bài viết này