Trong trading, có rất nhiều phương pháp phân tích từ phân tích cơ bản đến phân tích kĩ thuật cũng như thời gian nắm giữ vị thế từ phút, giờ tới tuần tháng mà sẽ có những trường phái giao dịch khác nhau: Scalp Trading, Day Trading, Swing Trading, Position…
Trong bài hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé !
Day Trading là gì?
Day Trading là một trong những phong cách giao dịch phổ biến bởi dễ dàng bắt đầu, thời gian giữ lệnh ngắn (không qua đêm) và sẽ giúp Trader tối đa hóa lợi nhuận trong ngày nếu có kỹ năng giao dịch thành thạo.
Nhưng để làm được điều đó không đơn giản chút nào, Day Trading có rất nhiều rủi ro như buộc Trader phải phân tích thị trường nhanh nhạy, đầu tư rất nhiều thời gian dành cho giao dịch (hầu hết thời gian phải quan sát chart).
Scalping Trading là gì?
Scalping Trading là một phương pháp giao dịch mà trader lướt sóng, ra vào thị trường trong vài giây tới vài phút liên tục, với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận từ những chuyển động nhỏ từ thị trường.
Khác với Day Trading cũng là giao dịch mở đóng lệnh trong ngày, nhưng Scalper (Scalp Trader) giao dịch với tần suất điên cuồng hơn có thể lên tới vài trăm lệnh một ngày.
Ưu – Nhược điểm Scalping Trading
Ưu điểm
- Tránh rủi ro: Scalping là một chiến lược giao dịch trong khoảng thời gian cực ngắn chỉ trong vòng vài giây nên có thể hạn chế được những rủi ro khi giữ lệnh lâu trong Day Trading. Thêm việc vào lệnh với số lượng nhiều, những lệnh lỗ do nhiễu sẽ được bù bằng những lệnh thắng khác.
- Tiềm năng lớn: Với một Scalper, bất kể thị trường lên hay xuống, sideway hay như thế nào, họ luôn tìm ra cơ hội giao dịch. Scalper không dựa vào những biến động lớn mà kiếm lời từ những giao dịch nhỏ.
Ví dụ như, họ chỉ cần giá tiền điện tử A tăng 0,1% từ 15$ lên 15,2$ đã đủ kiếm được lợi nhuận. Vì thế nên Scalper có thể trade ở bất cứ khi nào ở bất cứ thị trường nào.
Nhược điểm
- Gánh nặng chi phí: Với số lượng giao dịch lớn, chi phí khi vào lệnh là một yếu tố cần cân nhắc. Khi mà mọi người kiếm lợi nhuận từ những lợi nhuận nhỏ mà quên đi một phần rất quan trọng là phí thì rất nguy hiểm. Tránh trường hợp lệnh dương nhiều nhưng tổng kết cuối ngày lại lỗ do phí trừ quá nhiều.
- Áp lực tâm lý: Scalping có thể được xem là phong cách giao dịch mà tạo gánh nặng tâm lý nhất cho trader. Với việc phải ra vào lệnh liên tục, quan sát chart liên tục hàng giờ liền, theo dõi thị trường thay đổi xanh đỏ đỏ xanh qua từng giây tạo ra tâm lý lên trader.
- Cần sử dụng đòn bẩy: Với việc kiếm lợi nhuận từ những dao động nhỏ từ thị trường, nên cần phải có sự hiện diện của đòn bẩy để khuếch đại lợi nhuận từ nó. Tuy nhiên, đòn bẩy lại là con dao hai lưỡi, nếu xảy ra một lỗi nhỏ trong quá trình giao dịch hoặc giao dịch đi vào chuỗi thua thì tài khoản của mọi người sẽ rất nhanh trở về số 0.
- Đòi hỏi kĩ luật cao: Tương tự, khi bạn giao dịch với tần suất cao, khi vào chuỗi thắng hoặc chuỗi thua, mọi người thường sẽ hưng phấn quá mức hoặc tâm lý quá mức đều gây hại cho tài khoản của bạn. Khi đó, kỉ luật là điều cần có để bảo vệ số tiền của bạn. Cần phải biết điểm dừng đúng lúc trước khi quá muộn!!!
Swing Trading là gì?
Swing Trading là một phong cách giao dịch mà thời gian nắm giữ vị thế từ vài ngày đến vài tuần, với hy vọng tìm kiếm lợi nhuận qua những biến động trung hạn và chỉ vào lệnh khi tỉ lệ thành công cao thường >70-80%.
Đặc điểm của Swing Trading
1. Thời gian giao dịch thoải mái
Những người theo trường phái Swing Trading thường giao dịch dựa trên khung giờ lớn như H4, D1 và giữ lệnh từ vài ngày đến vài tuần do đó phương pháp này rất phù hợp với những mới trade hay những ai không thể dành nhiều thời gian cho trading.
Mọi người không cần phải ngồi liên tục trên máy tính hàng giờ liền như Day Trading mà theo mình thấy việc này rất nghiện làm mất thời gian của mọi người cũng như gây tâm lý không tốt cho trading.
Tuy nhiên, dù nói Swing trade dựa trên khung lớn như H4, D1 nhưng Swing trader vẫn nhìn những khung nhỏ hơn như M30, H1 để tìm ra điểm vào, Stoploss, Take profit chính xác hơn.
2. Có thể kết hợp linh hoạt Phân tích kỹ thuật với Phân tích cơ bản
Đối với Swing Trading, mọi người thường sẽ kết hợp cả phân tích kĩ thuật lẫn phân tích cơ bản. Với mục tiêu là tối đa tỉ lệ thành công của giao dịch, sau khi đã thông qua PTKT để thiết lập một giao dịch, một Swing Trader sẽ cân nhắc đến các yếu tố về PTCB có ủng hộ không để xác định xem mình có tiến hành giao dịch không.
3. Tối ưu lợi nhuận với Risk/Reward ratio
Sau khi đã xác định được điểm và thời gian vào lệnh thông qua PTKT và PTCB, đa số trader kinh nghiệm không vào lệnh ngay sau đó mà còn phải cân nhắc đến tỉ lệ R/R. Một tỉ lệ R/R được xem là chấp nhận được khi trên 1:1, có thể là 1:2, 1:3 nghĩa là 1 lệnh thắng thì mọi người sẽ bù lỗ được 2 hoặc 3 lệnh thua.
Position trading là gì?
Position trading là phong cách giao dịch dài hạn nhất trong 4 phương pháp giao dịch cơ bản, thời gian giữ lệnh có thể kéo dài trong thời gian rất lâu với kỳ vọng thị trường sẽ đi theo xu hướng để thu lợi nhuận.
Những nhà đầu tư giao dịch theo position trading gọi là position trader. Họ chủ yếu dựa vào các thông tin kinh tế chính trị (phân tích cơ bản) để đưa ra quyết định khớp lệnh hợp lý.
Position trading khác biệt hoàn toàn so với phong cách giao dịch ngắn hạn Day trading, Scalping, Swing vì các position trader dường như không hề bận tâm đến những dao động nhỏ trong ngắn hạn của thị trường, các nhà đầu tư giao dịch thường hold lệnh từ vài tuần, vài tháng hoặc cả năm.
Tổng kết
Như vậy, mình đã trình bày một cách khái quát về những phong cách giao dịch khác nhau. Hi vọng mọi người đã chọn được 1 phong cách giao dịch phù hợp cho bản thân mình. Tuy nhiên, dù chọn phương pháp nào thì vẫn phải nhớ kỉ luật và quản lý vốn nhé !
Để lại phản hồi cho bài viết này